TIÊU CHUẨN (standard) là gì ?
Tại sao phải TIÊU CHUẨN HÓA ?
Nhiều người sẽ ngạc nhiên về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn trong cuộc sống của chúng ta !.
Tại các nước phát triển, ngoài sản phẩm và thiết bị công nghiệp, TIÊU CHUẨN HÓA còn bao trùm nhiều lãnh vực mới: dịch vụ, rủi ro, quản lý … và – ngoài các Ủy ban Tiêu chuẩn – có sự tham gia ngày càng nhiều hơn của nhiều thành phần khác như các Cộng đồng địa phương, Hiệp hội Người Tiêu dùng, Người làm Nghề tự do, Thợ Thủ công, …
Có mối liên hệ nào giữa một tờ giấy A4, nước uống, mũ bảo hiểm và nồi áp suất ? Đó là TIÊU CHUẨN HÓA !
Những yếu tố này luôn là đề tài của nhiều cuộc thảo luận quan trọng ở cấp quốc gia (Pháp, đại diện bởi AFNOR), Châu Âu và quốc tế, nhằm đạt sự đồng thuận về các tiêu chuẩn mà chúng phải đáp ứng. Quá trình này giúp thiết lập sự thỏa hiệp tốt nhất giữa trạng thái của một công nghệ hay một thủ tục và các rào cản kinh tế.
Điều gì đã khiến các thành viên các Ủy ban Tiêu chuẩn trên toàn thế giới , đầu tư vào những công trình quy mô này ? Đó chính là ý chí xác định một mức độ CHẤT LƯỢNG & AN TOÀN cho sản phẩm hay dịch vụ. Nhờ vậy mà người tiêu dùng sau cùng được yên tâm rằng:
+ máy xay cà-phê sẽ không phát nổ do áp suất không được kiểm soát đúng mức;
+ nút dừng khẩn cấp trên máy công cụ được thiết kế ở vị trí dễ thấy và trong tầm tay người công nhân vận hành;
+ thẻ thanh toán (visa, master, …) có thể đút vào máy tại bất kỳ địa điểm nào trên thế giới;
+ các container vận chuyển hàng hóa, thích hợp với tàu thủy, xe tải, tàu hỏa trên toàn thế giới, …
TIÊU CHUẨN tạo thuận lợi cho sự lưu thông tự do của sản phẩm trên thị trường, bằng cách tạo thuận lợi cho cho khả năng tương thích trong thao tác và so sánh (đối chiếu) giữa các sản phẩm và dịch vụ.
TIÊU CHUẨN cũng là thách thức chính cho các doanh nghiệp. Chúng góp phần nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, và cho phép sự hợp lý hóa trong sản xuất hay hoạt động.
TIÊU CHUẨN HÓA các “Phương pháp Tổ chức” (còn gọi là Tiêu chuẩn hóa các Hệ thống Quản lý) cho phép các tổ chức (công và tư) có những quy tắc thực hành tốt nhất, nhằm TỐI ƯU HÓA nguồn lực (con người, nguyên vật liệu, tài chánh) và đạt hiệu quả cao hơn.
Như vậy, các Tiêu chuẩn Quản lý Chất lượng, An toàn và Môi trường, cung cấp những công cụ mang tính phương pháp, nhằm cải tiến HIỆU QUẢ của các tổ chức.